Từ trước Tết, tôi đã bắt đầu soạn nội dung cho bài số 7 của mình. Tôi đặt tựa là “Chiếc áo, đôi giày hay là phản ứng đồng nhất”.
Bài số 6 tôi gửi cho HOLANH vào tháng 4.2019. Mất thêm hơn nửa năm để hoàn thành số 7. Tưởng rằng có thể gửi trước Tết. Nào ngờ nội dung ngày càng dày. Quan trọng là từ những từ khóa này lại dẫn tới các từ khóa khác. Đã là “khóa” nghĩa là mấu chốt, có ý nghĩa quyết định. Tính tôi lại không muốn đưa ra một sự diễn giải sơ sài. Quyết đi sâu vào từng khái niệm thế nên tôi mất thêm 1 tháng. Nghĩa là cho đến nay vẫn chưa hoàn thành bài số 7. Vẫn chưa thể vẽ nên “chiếc áo, đôi giày”.
Nay thì lại có thêm vụ việc liên quan đến cô gái Nguyễn Thị Mười Bảy. Tôi đã thử đọc nhiều phản ứng (các văn bản trên mạng) đối với Mười Bảy. Khi đọc một văn bản tôi không chỉ đọc chữ, ký tự được đánh máy. Tôi đọc tư duy hành văn cũng như diễn biến nội tâm của người viết nhiều hơn. Do vậy, sau những trải qua đó, điều hiện rõ với tôi không phải Mười Bảy (khách thể) mà là những người phản ứng (chủ thể). Vậy là tôi cũng hình thành nên một dàn ý để bổ sung cho “chiếc áo, đôi giày” của mình.
Lẽ ra tôi sẽ gộp phần này để gửi chung 1 lượt khi hoàn thành bài số 7. Nhưng vì tính chất quan trọng, không phải là vấn đề thời sự mà là tính quan trọng của chủ đề, từ rất lâu tôi đã muốn nói về “mặc cảm”, thế nên tôi sẽ gửi trước cho HOLANH.
Tôi chia các ý chính theo trình tự sau:
- Đối tượng nghe (HOLANH và một vài người được chọn lọc)
- Vì sao có bài này?
- Cam kết giữa người tạo nội dung (nguyên gốc, tự nguyện) và người thụ hưởng nội dung (riêng tư)
- Danh sách 5 quyển sách được trích dẫn trong bài này
- Cái hiểu thông thường (phổ thông)
- Mặc cảm theo lối chiết tự Hán Việt
- Mặc cảm dưới quan điểm Phật giáo (Duy thức học)?
- Mặc cảm dưới góc nhìn Carl Gustav Jung
- Mặc cảm dưới góc nhìn Nguyễn Khắc Viện
- Một số cách chuyển ngữ từ Complex tại Việt Nam từ trước 1975 đến nay
- Nguồn cấp của mặc cảm?
- Cấu trúc của mặc cảm?
- 4 thái độ đối với mặc cảm
- Từ thờ ơ chuyển sang gay gắt
- Ai mới là người vô ý thức?
- Mặc cảm địa vị
- Bức tranh lâm sàng (7 nét)
- Bài học về sự thành thật với nguồn gốc (từ chủ thể)
- Bài học về ứng xử với mặc cảm (khách thể)
6. Một vài lưu ý từ lý luận đến thực hành
- Tư duy về sự phóng ngoại (phóng chiếu, phóng xạ)
- Bẫy sập của lý thuyết
- Cách vẽ sơ đồ
- Sức khỏe tâm lý, sức mạnh tâm thức
7. Xử lý thông tin cũng là kỹ năng
- Làm việc nhóm (line-HOLANH) – đối thoại nhóm
- Muốn biết cách ứng phó thông tin của từng người
- Phân tích nỗi sợ / nghĩ về sự đề kháng của cơ thể
- Văn hóa tự suy xét (hiểu biết về cơ chế vận hành của tâm thức)
- Tư duy liên ngành đưa tới sự thông cảm
- Nhỏ là đẹp (kinh tế), tổ chức không cấp bậc (quản trị), tính khép-mở trong cấu trúc gia đình
6. Một vài lưu ý từ lý luận đến thực hành
- Tư duy về sự phóng ngoại (phóng chiếu, phóng xạ)
- Bẫy sập của lý thuyết
- Cách vẽ sơ đồ
- Sức khỏe tâm lý, sức mạnh tâm thức
7. Xử lý thông tin cũng là kỹ năng
- Làm việc nhóm (line-HOLANH) – đối thoại nhóm
- Muốn biết cách ứng phó thông tin của từng người
- Phân tích nỗi sợ / nghĩ về sự đề kháng của cơ thể
- Văn hóa tự suy xét (hiểu biết về cơ chế vận hành của tâm thức)
- Tư duy liên ngành đưa tới sự thông cảm
- Nhỏ là đẹp (kinh tế), tổ chức không cấp bậc (quản trị), tính khép-mở trong cấu trúc gia đình
#Nhiên