Đây là từ khóa đầu tiên mà tôi tra cứu để suy ngẫm về vấn đề quy hoạch Đà Lạt (một chủ đề đã được bàn luận trong suốt 1 năm qua theo trí nhớ của tôi và gần đây thêm lần nữa được "nhóm lửa" bởi kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn).
CAO ỐC
tiếng Pháp, tiếng Anh: building
Ở những thành phố đông người, với hy vọng là tiết kiệm không gian, thời gian và kinh phí xây dựng, người ta thường xây những chung cư. Các kiến trúc sư không nghĩ rằng những kiểu nhà ở như vậy tạo ra một môi trường tâm lý xã hội đặc biệt, gây ra nhiều tác hại.Ở những đường phố chật hẹp, chen chúc (như các hẻm) thoạt trông bất lợi, nhưng quan hệ với bà con láng giềng, người cùng phố lại thân mật hơn ở các cao ốc nhiều; thiếu những quan hệ hằng ngày như vậy là một yếu tố dẫn đến những rối loạn tâm lý ở những người ít khả năng giao tiếp. Trẻ con không còn có những chỗ cùng chơi với bạn bè trong phố, suốt ngày bị nhốt trong căn phòng chật hẹp; khi bố mẹ đi vắng, không có láng giềng trông nom. Trăm việc dồn vào người mẹ, dễ cáu gắt với con, và gia đình lạm dụng tivi, vidéo, vừa giải trí, vừa giữ con đỡ quấy phá. Trong các cao ốc có nhiều nơi "vô chủ": hành lang, cầu thang, thang máy, người ra vào không ai biết ai, thanh thiếu niên hoành hành phá rối trật tự.Tóm lại, kiểu kiến trúc này phá vỡ mạng lưới quan hệ xã hội và cuộc sống cộng đồng. Ở các nước đang phát triển, người ta đã kết luận rõ ràng về vấn đề này; chỉ vào lúc nào bất đắc dĩ, vì đất đai quá chật hẹp (Hồng Kông, Nhật Bản) mới xây dựng cao ốc và người ta cho rằng việc xây dựng nên nhiều cao ốc vào những năm 1960 - 1980 là một sai lầm.(*Nguồn: trích trang 44, quyển "Từ điển tâm lý", chủ biên Nguyễn Khắc Viện, in lần II, NXB Thế Giới, 1995)
2. Đô thị vị nhân sinh
Từ khóa thứ hai mà tôi tra cứu là ĐÔ THỊ (tiếng Pháp, ville) hay là THÀNH THỊ (tiếng Anh, urban areas, city). Nguồn tra là quyển "Từ điển xã hội học" (trang 97), chủ biên Nguyễn Khắc Viện, NXB Thế Giới, 1994.
Từ khóa thứ hai mà tôi tra cứu là ĐÔ THỊ (tiếng Pháp, ville) hay là THÀNH THỊ (tiếng Anh, urban areas, city). Nguồn tra là quyển "Từ điển xã hội học" (trang 97), chủ biên Nguyễn Khắc Viện, NXB Thế Giới, 1994.
Nội dung diễn giải hơn 2 trang A5. Tôi đọc và tự tóm lược để mình nắm bắt một số ý chính. Đô thị hóa mang lại cả tác động tích cực, tiêu cực, là ánh sáng mà cũng là bóng tối, là thiên đường mà cũng là địa ngục. Nguy hiểm nhất, đô thị hóa tạo ra phân cực xã hội, cá nhân hóa mạnh mẽ. Đô thị hóa cũng đồng thời là tiến trình tha hóa. Thế nên mới dần dần xuất hiện tiến trình cải tạo đô thị theo hướng nhân đạo hóa nhằm giải quyết các mâu thuẫn của quá trình đô thị hóa, gọi là "hậu đô thị" (post-urbanisme).
Tiếp tục đà tra cứu, tôi đọc lại một từ khóa (thứ ba) rất yêu thích ở trang 153:
- KÝ ỨC TẬP THỂ (mémoire collective, tiếng Pháp; mass memory, tiếng Anh)
Tôi chỉ thực sự có ý thức về thuật ngữ này, "ký ức tập thể" hay là "ký ức cộng đồng" trong khoảng hơn 1 năm nay sau khi theo dõi một loạt bài viết nêu rõ ý kiến bảo vệ dáng hình Đà Lạt như đúng ý nghĩa ban đầu, "thành phố trong rừng".
Thắc mắc của tôi lúc này là trong tâm trí của những người đang hăng hái và quyết tâm cải tạo Đà Lạt liệu rằng họ đã dành thì giờ để chiêm nghiệm về ý nghĩa của những từ khóa trên không? Xa hơn nữa, tôi tự hỏi không biết trong giáo trình đào tạo nhân sự cho công tác quản lý và quy hoạch đô thị liệu rằng có thời lượng nào dành cho nhóm từ khóa này (và những từ khác có liên quan chặt chẽ):
3. Góc nhìn liên ngành về chủ đề Đà Lạt
Năm ngoái, vào tháng 5, tôi tham gia chương trình Cấy Nền. Đó như một khóa học di động về "tư duy hệ thống" dưới sự chủ trì của thầy Phan Văn Trường tại Vũng Tàu. Hơn 1 năm đã trôi qua, từ số 01 không biết Cấy Nến đã vươn đến bao nhiêu con số và chạm đến bao nhiêu thành viên dự khán. Tuy nhiên, thông điệp xuyên suốt nổi bật mà tôi (liều) đoán rất có thể vẫn chỉ là một.
Đó là làm sao khi đối diện một vấn đề, sẽ có nhiều góc nhìn được trình bày. Nghĩa là có sự đối thoại đa ngành, có sự thảo luận liên ngành khi đương đầu một tình thế nan giải nào đó. Có như vậy một giải pháp ngọn nguồn căn cơ (hay ít nhất là một sự hiểu thấu) mới có điều kiện nên hình.
Trong tình thế Đà Lạt ngay lúc này, tôi đã đọc được ý kiến của rất nhiều kiến trúc sư. Tiêu biểu nhất hẳn là Ngô Viết Nam Sơn. Tôi cũng đã đọc được tâm tư của anh Nguyễn Vĩnh Nguyên, tôi có thể gọi anh là một nhà nghiên cứu, một nhà "Đà Lạt học", góc nhìn như vậy là của một sử gia nặng lòng với thành phố này. Vậy còn những suy nghĩ khác thì sao? Tôi mong được nghe thêm. Chẳng hạn như tâm lý học, xã hội học như tinh thần đã trình bày ở mục 1, 2 bên trên. Và còn những chuyên ngành khác nữa...
Anh, chị, các bạn nghĩ sao về chuyện Đà Lạt lúc này?
Tôi xin phép gởi những dòng này đến thầy Phan Văn Trường (nguyên giảng viên Quy hoạch vùng / Kinh tế đô thị tại trường Panthéon Sorbonne) khi thầy sẽ có mặt tại Đường Sách vào lúc 15:00 hôm nay. Hy vọng nếu có một cuộc gặp gỡ nào đó giữa thầy và các học trò thì lời tôi đây sẽ chen xếp được vài phút giây ngắn ngủi!
4. Các bài tham khảo theo dòng thời gian
Tiếp tục đà tra cứu, tôi đọc lại một từ khóa (thứ ba) rất yêu thích ở trang 153:
- KÝ ỨC TẬP THỂ (mémoire collective, tiếng Pháp; mass memory, tiếng Anh)
Tôi chỉ thực sự có ý thức về thuật ngữ này, "ký ức tập thể" hay là "ký ức cộng đồng" trong khoảng hơn 1 năm nay sau khi theo dõi một loạt bài viết nêu rõ ý kiến bảo vệ dáng hình Đà Lạt như đúng ý nghĩa ban đầu, "thành phố trong rừng".
Thắc mắc của tôi lúc này là trong tâm trí của những người đang hăng hái và quyết tâm cải tạo Đà Lạt liệu rằng họ đã dành thì giờ để chiêm nghiệm về ý nghĩa của những từ khóa trên không? Xa hơn nữa, tôi tự hỏi không biết trong giáo trình đào tạo nhân sự cho công tác quản lý và quy hoạch đô thị liệu rằng có thời lượng nào dành cho nhóm từ khóa này (và những từ khác có liên quan chặt chẽ):
a. Cao ốc
b. Đô thị
c. Ký ức tập thể
3. Góc nhìn liên ngành về chủ đề Đà Lạt
Năm ngoái, vào tháng 5, tôi tham gia chương trình Cấy Nền. Đó như một khóa học di động về "tư duy hệ thống" dưới sự chủ trì của thầy Phan Văn Trường tại Vũng Tàu. Hơn 1 năm đã trôi qua, từ số 01 không biết Cấy Nến đã vươn đến bao nhiêu con số và chạm đến bao nhiêu thành viên dự khán. Tuy nhiên, thông điệp xuyên suốt nổi bật mà tôi (liều) đoán rất có thể vẫn chỉ là một.
Đó là làm sao khi đối diện một vấn đề, sẽ có nhiều góc nhìn được trình bày. Nghĩa là có sự đối thoại đa ngành, có sự thảo luận liên ngành khi đương đầu một tình thế nan giải nào đó. Có như vậy một giải pháp ngọn nguồn căn cơ (hay ít nhất là một sự hiểu thấu) mới có điều kiện nên hình.
Trong tình thế Đà Lạt ngay lúc này, tôi đã đọc được ý kiến của rất nhiều kiến trúc sư. Tiêu biểu nhất hẳn là Ngô Viết Nam Sơn. Tôi cũng đã đọc được tâm tư của anh Nguyễn Vĩnh Nguyên, tôi có thể gọi anh là một nhà nghiên cứu, một nhà "Đà Lạt học", góc nhìn như vậy là của một sử gia nặng lòng với thành phố này. Vậy còn những suy nghĩ khác thì sao? Tôi mong được nghe thêm. Chẳng hạn như tâm lý học, xã hội học như tinh thần đã trình bày ở mục 1, 2 bên trên. Và còn những chuyên ngành khác nữa...
Anh, chị, các bạn nghĩ sao về chuyện Đà Lạt lúc này?
Tôi xin phép gởi những dòng này đến thầy Phan Văn Trường (nguyên giảng viên Quy hoạch vùng / Kinh tế đô thị tại trường Panthéon Sorbonne) khi thầy sẽ có mặt tại Đường Sách vào lúc 15:00 hôm nay. Hy vọng nếu có một cuộc gặp gỡ nào đó giữa thầy và các học trò thì lời tôi đây sẽ chen xếp được vài phút giây ngắn ngủi!
4. Các bài tham khảo theo dòng thời gian
Tôi lưu trữ đường dẫn những bài liên quan đến Đà Lạt từ cột mốc 14.8 cho đến nay.
- Lại đề xuất cao tầng hóa để xóa bỏ Khu phố Việt Di sản Hòa Bình! (Ngô Viết Nam Sơn, trang facebook cá nhân) -
19:29, 14.8.2020*
- Đà Lạt đổi mảng xanh khu đất vàng đồi Dinh lấy khách sạn? (Mai Vinh, Tuổi Trẻ) - 16.8.2020
- Thư đề nghị tham gia đóng góp ý kiến về việc xây khách sạn trên vị trí Dinh Tỉnh Trưởng và thay đổi quy hoạch khu Hòa Bình tại thành phố Đà Lạt (Phan Minh Tiến, facebook cá nhân) - 16.8.2020
- Rue de l'Amour Đà Lạt và trái tim xanh sẽ mất (Nguyễn Vĩnh Nguyên, Tuổi Trẻ) - 16.8.2020
- Mượn "chiêu" chỉnh trang đô thị để "bê tông hóa" những mảnh xanh cuối cùng của Đà Lạt? (Đậu Dung, Phụ Nữ) - 19.8.2020
Đạm Nhiên
31.8.2020
Đạm Nhiên
31.8.2020